Skip to content

Nhóm máu A nói lên điều gì? Làm nghề gì phù hợp nhất?

Không phủ nhận nhóm máu ảnh hưởng đến một phần tính cách của con người. Vì vậy, ở một số quốc gia người ta tìm hiểu nhóm máu của ứng viên phỏng vấn để hiểu rõ hơn về tính cách của họ và cả những người bạn đời của nhau. Mỗi nhóm máu có những đặc trưng riêng, đặc biệt là nhóm A bởi có những ưu điểm nổi trội rất cần trong công việc. Chúng ta cùng xem nhóm máu A nói lên điều gì nhé!

Nhóm máu A nói lên điều gì trong tính cách?

Những ai thuộc nhóm máu A được cho là người điềm tĩnh và tính tự chủ rất cao. Do đó, họ ít khi nổi giận vô cớ với mọi người hoặc “giận quá mất khôn” mà nghĩ đến vấn đề trả thù. Trạng thái cảm xúc rơi vào lo lắng và tự trách mình khi không được giải tỏa ra hết.

Người máu A còn được cho là thông minh, tinh tế khi cảm nhận và chú tâm đến những gì diễn ra xung quanh. Từ đó, họ sẽ bao dung, chia sẻ và thậm chí là hi sinh vì mọi người. Đồng thời cùng với tính cách tao nhã, dịu dàng và thái độ lịch sự càng giúp người người máu A chiếm được cảm tình của người khác.

Bên cạnh đó, được mọi người đánh giá là nhóm tính cách hướng nội, kín đáo và không thích sự va chạm hay xung đột, mong muốn sự bình yên. Vì thế, những người máu A trở nên đáng tin cậy vì những tính cách này cùng với sự tận tâm, chu đáo. Và khi gặp khó khăn thì họ lại mạnh mẽ trong khi người khác lựa chọn bỏ cuộc.

Nếu phụ nữ là người nhóm máu A thì thường có xu hướng lựa chọn sự nghiệp hơn gia đình. Nhưng với những nguyên tắc sống của mình thì họ lại là sự lựa chọn lý tưởng của cánh mày râu. Tương tự những người đàn ông nhóm máu A cũng là hình mẫu lý tưởng trong gia đình bởi ở họ có sự trách nhiệm, chăm chỉ và siêng năng.

Nhóm máu A nói lên điều gì trong công việc?

Trong công việc, người nhóm máu A có khả năng tổ chức và sắp xếp. Họ khá là cầu toàn nên luôn giữ mọi thứ gọn gàng, ngăn nắp. Làm việc theo nguyên tắc chuẩn mực có trách nhiệm, kỷ luật và định hướng rõ ràng nên họ luôn tuân thủ các nguyên tắc đã đề ra, kể cả những nghi thức xã giao và các tiêu chuẩn trong xã hội.

Đặc biệt, nhờ khả năng thích nghi nhanh và sự tỉ mỉ, nghiêm túc, khéo léo mà người nhóm máu A có vẻ là cộng sự tốt nhất khi hợp tác. Họ cũng là sự điển hình gương mẫu nhờ vào tính cách kiên nhẫn, đúng giờ cùng với tinh thần cộng đồng trong công việc.

Ngoài ra, với tính cách tôn trọng người khác, phục tùng, sự cẩn thận trước khi đưa ra bất kỳ một kết luận nào chính là những điểm mạnh giúp người nhóm máu A có thể lắng nghe và toàn tâm với nhiệm vụ. Nhưng họ lại không thích hợp kiêm nhiệm quá nhiều vị trí mà với một nhiệm vụ chuyên biệt nào đó thì mọi người sẽ thấy được sự nghiêm túc và nhất quán của người máu A.

Tổng hợp những tính cách trên, chúng ta nhận thấy người nhóm máu A sẽ phù hợp với một số công việc như: Kế toán, thủ kho, bác sỹ, kỹ sư, luật sư, lập trình viên, các công việc thuộc lĩnh vực hành chính, kinh tế và nghiên cứu… Nhưng những công việc cần tư duy sáng tạo thì có vẻ không phù hợp với họ.

Người nhóm máu A có nhược điểm gì?

Với những ưu điểm như trên thì người nhóm A cũng đồng thời tồn tại những nhược điểm. Chẳng hạn, sự cầu toàn và quá nghiêm khắc, luôn đòi hỏi mọi thứ quá cao dễ khiến họ trở nên bảo thủ trong mắt những người xung quanh. Đặc biệt, trong một số công việc nào đó yêu cầu phải đưa ra quyết định nhanh chóng thì họ lại khá là câu nệ và nguyên tắc.

Ý thức về sự hoàn hảo trong công việc quá cao cũng là yếu điểm khiến người máu A dễ bị lo lắng, dè dặt hoặc bị ám ảnh với những gì diễn ra. Thậm chí những lo âu làm cho họ bị mất ngủ. Nhưng sự buông bỏ gần như không thể bởi họ còn là người có tính cứng đầu và nhạy cảm.

Do vậy, người nhóm máu A cần tránh những môi trường có tiếng ồn, cạnh tranh để tránh những cảm xúc tiêu cực. Đồng thời đời sống nội tâm và ít chia sẻ những khó khăn nên họ rất dễ bị căng thẳng, stress. Vì thế, người máu A cần nhất là không làm việc quá sức, ngủ đủ giấc và ăn nhiều đường, tinh bột để bổ sung dinh dưỡng để giúp tâm trạng vui vẻ hơn.

Nhóm máu A nói lên điều gì? Câu hỏi đã được giải mã, với các đặc trưng nổi trội như trên giúp chúng ta có thể tham khảo để lựa chọn ngành nghề phù hợp. Ngoài ra, các bạn có thể tìm hiểu sự thú vị trong đặc điểm tính cách ở chuyện tình cảm cũng như những vấn đề về sức khỏe của người máu A.

Cách Giao Tiếp Bán Hàng Thông Minh Và Mang Lại Thành Công

Đối với công việc kinh doanh hay bán hàng thì không thể nào tránh khỏi việc tiếp xúc với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Vậy làm sao để có thể thuyết phục được họ mua sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ của mình thì cũng đòi hỏi người nhân viên có nhiều kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp.

Nếu bạn đang làm việc trong lĩnh vực bán hàng nhưng vẫn còn đang loay hoay tìm cách để nâng cao doanh số thì hãy bắt đầu từ việc học giao tiếp và bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách giao tiếp bán hàng thành công

Tầm quan trọng của việc học cách giao tiếp bán hàng

Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của người mua hàng bên cạnh chất lượng sản phẩm thì còn xuất phát từ thái độ, cách giao tiếp của nhân viên bán hàng. Thậm chí, đây lại là một nhân tố tạo nên mối quan hệ giữa người bán và khách hàng, quyết định đến những lần mua hàng tiếp theo, nếu tạo dựng mối quan hệ tốt thì họ sẽ trở thành khách hàng thân thiết với bạn, ngược lại thì bạn sẽ mất đi khách hàng đó. Chính vì thế ta thấy được tầm quan trọng của học cách giao tiếp bán hàng, nếu một nhân viên bán hàng mà không biết cách giao tiếp khôn khéo thì rất khó thành công.

Những cách giao tiếp bán hàng thông minh

  • Làm chủ cảm xúc khi giao tiếp với khách hàng

Đây là một trong những yếu tố cần thiết trong quá trình giao tiếp với khách hàng. Bởi vì khách hàng không ai giống ai, mỗi đối tượng là một tính cách khác nhau nên sẽ có những khó khăn khác nhau. Vậy nên điều mà một nhân viên bán hàng nên làm là phải luôn giữ được thái độ đúng mực, vui vẻ, tinh tế dành cho khách hàng của mình, và tùy từng đối tượng mua hàng mà sẽ có cách thể hiện cảm xúc sao cho phù hợp nhất.

Đặc biệt lưu ý, bạn phải thực sự đặt tâm trí vào công việc, không để cảm xúc riêng chi phối cuộc trò chuyện vì điều này sẽ dễ gây hiểu lầm với khách hàng rằng bạn không nhiệt tình với họ hoặc bạn đang thể hiện một cách thái quá,… như vậy rất dễ làm hỏng cuộc nói chuyện, không những khả năng mua hàng thấp mà tệ hơn nữa họ có thể đánh giá bạn là người không lịch sự và không đáng tin tưởng để hợp tác thêm bất kỳ lần nào.

  • Nụ cười chân thật và đúng lúc

Một nụ cười chân thật sẽ tạo cho khách hàng cảm giác được chào đón, tôn trọng, tin cậy và có ấn tượng tốt với bạn, điều này sẽ góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc tư vấn bán hàng của bạn. Tuy nhiên, đừng quá lạm dụng nụ cười, nếu bạn cười quá nhiều và tùy tiện sẽ tạo cảm giác gượng gạo, không tự nhiên, vô hình chung khách hàng sẽ e dè, không cảm thấy an tâm do đó sẽ đề phòng khi nói chuyện với bạn. Một nụ cười chân thành và đúng lúc sẽ là một điểm cộng lớn trong giao tiếp mà bạn không nên bỏ qua.

  • Giọng nói truyền cảm, tự tin

Giọng nói chính là một nhân tố quan trọng có thể thu hút được sự chú ý ban đầu, cả sự lắng nghe và tiếp nhận thông tin từ phía khách hàng. Vì thế, bạn hãy luyện nói mỗi ngày để có được chất giọng truyền cảm và nhẹ nhàng cùng cách lập luận, đặt vấn đề một cách hợp lý, đầy thuyết phục thì việc chinh phục được những khách hàng khó tính đã không còn là quá khó. Một nhân viên bán hàng không phải lúc nào cũng phải nói nhiều và tỏ vẻ am hiểu mọi thứ, học cách nói vừa đủ nhưng lời nói lẫn thái độ đầy tự tin, khách hàng sẽ có được sự yên tâm để lựa chọn sản phẩm và dịch vụ của bạn.

  • Tạo sự thân mật cùng khách hàng

Tùy từng khách hàng là người như thế nào: vui vẻ, dễ tính, rụt rè, khó tính, do dự,… mà bạn sẽ có cách tiếp cận, giao tiếp khác nhau. Hãy xem khách hàng là một người bạn và đang có cuộc trao đổi thoải mái, thân thiết chứ không phải đang trong một cuộc thẩm vấn căng thẳng. Hãy luôn tỏ ra thân thiện với khách hàng thay vì cứng rắn và liên tục ngắt lời họ.

Qua bài viết trên, hy vọng bạn đã hiểu được tầm quan trọng của nghệ thuật giao tiếp với khách hàng cũng như rút ra cho mình một số kinh nghiệm về cách giao tiếp bán hàng mang lại hiệu quả. Bạn có thể áp dụng ngay vào trong công việc của mình để tăng thêm doanh số bán hàng, chúc bạn sẽ trở thành một người bán hàng thành công.

Tìm Việc Làm Telesale và Kỹ năng giao tiếp qua điện thoại

Đứng ở vai trò là một khách hàng nhận cuộc gọi tư vấn của nhân viên tổng đài. Đôi khi bạn cũng sẽ cảm thấy khó chịu vì phải mất thời gian lắng nghe cuộc gọi với cách giao tiếp không tinh tế. Điều đó cho thấy rằng, kỹ năng giao tiếp qua điện thoại, cũng là một yếu tố quan trọng để tìm kiếm khách hàng thành công, đặc biệt cần thiết với các nhân viên telesale hiện nay.

Để có một cuộc giao tiếp thuận lợi, phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, ví dụ như: Hoàn cảnh, khâu chuẩn bị nội dung… Với các cuộc giao tiếp thông qua điện thoại cũng vậy. Không cần chỉ gọi đúng lúc, trao đổi đúng thông tin là đủ, cách tương tác và tạo cảm giác đáng tin cậy với người nghe cũng rất quan trọng. Là một nhân viên telesale chuyên nghiệp, bạn cần nắm rõ các kỹ năng giao tiếp qua điện thoại. Nếu bạn chưa biết nên bắt đầu từ giai đoạn nào, hãy tham khảo những thông tin dưới đây.

Mô tả về công việc telesale điện thoại

Telesale điện thoại là công việc đặc thù cho những ai làm telesale nói chung. Ở một số công ty nhất định, nhân viên telesale sẽ đảm nhận luôn chức vụ sale phone (tức telesale điện thoại). Tuy nhiên, với một số công ty có quy mô lớn, cần đội ngũ sale phone hỗ trợ. Những người đảm nhận công việc tư vấn, hỗ trợ, chăm sóc khách hàng thông qua điện thoại được gọi là telesale điện thoại.

Công việc chính của họ là lên danh sách cuộc gọi đến các khách hàng tiềm năng mỗi ngày, mỗi tháng. Lập báo cáo chi tiết về kết quả cuộc gọi cho cấp trên, đưa ra số liệu thống kê cụ thể về vấn đề khách hàng gặp phải.

 Quan trọng hơn hết, telesale thông qua điện thoại phải trực tiếp trao đổi, trò chuyện, tư vấn khách hàng về các dịch vụ, sản phẩm của công ty. Khéo léo dẫn dắt để khách hàng lựa chọn sản phẩm của công ty sử dụng. Thuyết phục được càng nhiều khách hàng quan tâm và sử dụng dịch vụ/ sản phẩm, nhân viên telesale điện thoại sẽ đáp ứng đủ KPI đề ra, hoàn thành tiến độ theo yêu cầu.

 Tìm việc làm telesale ở đâu?

Nếu bạn đang có định hướng trở thành một nhân viên telesale chuyên nghiệp. Thế nhưng, bạn vẫn chưa tìm được môi trường làm việc phù hợp. Thật may mắn, hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn 2 trang web tuyển dụng uy tín giúp bạn tìm được bến đỗ công việc lý tưởng.

Thứ nhất: Careerlink

Vốn biết đến là một trong website tuyển dụng đứng top đầu tại Việt Nam. Careerlink được rất nhiều ứng viên đánh giá về mức độ tra cứu công việc nhanh chóng. Với hàng nghìn lượt cập nhật thông tin tuyển dụng mỗi ngày, không quá khó để ứng viên có thể tìm kiếm được một vị trí phù hợp với năng lực và mong muốn bản thân.

Kèm theo các tiện ích tạo CV trực tuyến, ứng tuyển online nhanh chóng, blog thông tin nhân sự đa dạng. Tất cả chứng tỏ Careerlink, là website hỗ trợ bạn rất lớn trong quá trình tìm kiếm việc làm.

Địa chỉ: 270 Cộng Hòa, Phường 13, Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh

Thứ hai: Itviec.com

Itviec được biết đến là một website chuyên về tuyển dụng nhân sự lĩnh vực công nghệ thông tin. Bên cạnh đó, website còn chia ra các mảng tuyển dụng dựa theo cấp bậc, kỹ năng và công ty…Điều đó, góp phần mang đến sự lựa chọn đa dạng hơn cho ứng viên tìm hiểu.

Đến với Itviec, bạn dễ dàng tìm được vị trí telesale tại các công ty công nghệ hàng đầu tại Việt Nam. Khởi tạo CV nhanh chóng, nộp đơn ứng tuyển đơn giản, tỷ lệ phản hồi thông tin và mời phỏng vấn cao. Đó chính là ưu điểm, giúp hầu hết ứng viên cảm thấy hài lòng và đánh giá cao về trang tuyển dụng này.

Mức độ trúng tuyển các công ty lớn sẽ càng cao, nếu như bạn thất sự có năng lực phù hợp. Chính vì vậy, để tạo nên sự tự tin cho bản thân trong các cuộc phỏng vấn sớm tới. Là một telesale tương lai, bạn sẽ phải có rèn luyện được những kỹ năng quan trọng trong công việc này. Điều đầu tiên và cũng không kém phần quan trọng đó chính là chinh phục nhà tuyển dụng bằng kỹ năng giao tiếp qua điện thoại.

Địa chỉ: HP Office Building, Lầu 9, 60 Đường Nguyễn Văn Thủ, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh 700000

Kỹ năng giao tiếp qua điện thoại hiệu quả

Luôn chuẩn bị nội dung trước khi gọi

Khâu chuẩn bị bao giờ cũng là khâu quan trọng để giúp bạn liệt kê được những vấn đề cần thiết sẽ đề cập đến trong cuộc gọi. Bạn nên nhớ, khách hàng có rất ít thời gian để lắng nghe trọn vẹn cuộc gọi. Việc bạn ậm ừ và không biết nói gì sẽ làm khách hàng cảm thấy khó chịu, mất thời gian quý báu của họ. Có thể họ sẽ bực mình, tắt máy ngang và chặn có số điện thoại liên lạc của bạn.

Vì vậy, bạn cần phải chuẩn bị cho mình một kịch bản cuộc gọi hoàn chỉnh. Thời gian không quá dài chỉ từ 30 giây hoặc 1 phút. Những vấn đề quan trọng hàng đầu hãy đưa lên đầu tiên, để thu hút sự quan tâm khách hàng. Phần chi tiết liên quan đến dịch vụ/ sản phẩm có thể nói sau. Hãy đánh mạnh vào lợi ích khách hàng sẽ nhận được, để họ tiếp tục lắng nghe và duy trì cuộc gọi này bạn nhé.

Sẵn sàng ghi lại thông tin bất kỳ lúc nào

Đối với một nhân viên telesale điện thoại, việc trang bị giấy và bút luôn là điều cần thiết. Hai dụng cụ này sẽ hỗ trợ cho bạn ghi chép lại những thông tin quan trọng của khách hàng. Từ đó, có nguồn dữ liệu khách hàng đa dạng và chính xác hơn, để xác định nhu cầu và mong muốn mua sản phẩm của họ.

 Các tư liệu này sẽ giúp quá trình chăm sóc khách hàng, các chiến dịch marketing trở nên dễ dàng hơn. Việc ghi chú lại một cách cẩn thận, sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian rà soát thông tin dễ dàng. Điều này sẽ giúp bạn điều chỉnh cuộc nói chuyện một trở nên hợp lý hơn và thu được kết quả như mong muốn.

Chú ý đến khung giờ gọi điện thoại

Bạn nên nhớ rằng, thời gian luôn là điều vô cùng quý giá đối với khách hàng. Hơn hết không phải lúc nào họ cũng rảnh rỗi để lắng nghe bạn nói 1 đến 2 phút. Chính vì vậy, trước khi bắt đầu cuộc gọi hãy xác định khoảng thời gian thích hợp nhất, mà bạn chắc rằng khách hàng có thể nhấc máy và lắng nghe cuộc gọi.

Bạn nên tránh gọi vào những thời điểm ngoài giờ làm việc, ví dụ như sáng sớm, giữa trưa, hay trước giờ đi ngủ. Bởi vì đây là khoảng thời gian mọi người nghỉ ngơi, giải trí… Họ sẽ không muốn tiếp nhận thêm bất kỳ thông tin nào, đặc biệt cuộc gọi bán hàng.  Hãy tinh tế để lựa chọn các khung giờ thích hợp nhất để gọi điện. Trong trường hợp khách hàng đề nghị liên hệ vào khung giờ khác, bạn nên khéo léo hỏi xem khi nào mới là thích hợp nhất, tránh tình trạng làm phiền gặp lại.

Giữ thái độ tích cực và xưng hô danh tính rõ ràng

Thái độ tích cực, niềm nở luôn là yêu cầu bắt buộc trong bất kỳ cuộc gọi nào. Mặc dù không thể quan sát trực tiếp thái độ giao tiếp của bạn, tuy nhiên khách hàng vẫn cảm nhận được thái độ của bạn như thế nào. Và chắc chắn rằng, không một ai cảm thấy vui vẻ khi nhận một cuộc gọi với thái độ cau có của nhân viên gọi điện.

Bạn cũng không thể quên, nguyên tắc đầu tiên là phải xưng hô danh tính rõ ràng khi bắt đầu cuộc gọi. Người nghe sẽ cảm thấy tin tưởng hơn nếu biết rõ tên, đơn vị hoặc công ty bạn làm việc. Bạn cũng nên nhắc lại thông tin người nhận để xác định chắc rằng mình đã gọi đúng.

Một số lưu ý nên tránh khi gọi điện thoại

Có thể bạn không sở hữu chất giọng hay nhưng hãy nói thật rõ ràng để người nghe tiếp nhận thông tin chính xác hơn bạn nhé! Tuyệt đối không nói quá nhanh, nói lấn lướt quyền nói của người nghe, đó là thái độ thiếu tôn trọng khách hàng. Bạn cũng không nên để khách hàng độc thoại một mình, càng không làm việc riêng trong lúc nói chuyện khách hàng. Tâm trạng xao nhãng, giao tiếp không tập trung chứng tỏ cách làm việc không chuyên nghiệp, dễ bị khách hàng đánh giá.

Kết thúc cuộc gọi, bạn nên tóm tắt lại thông tin cuộc trò chuyện với khách hàng để họ nắm rõ lại thông tin lần nữa, tránh thiếu sót. Cuối cùng đừng quên gửi lời cảm ơn chân thành vì họ đã dành thời gian cho bạn.

Trên đây là tất cả những kỹ năng giao tiếp qua điện thoại mà chúng tôi đã đúc kết lại. Mong rằng, nó sẽ hữu ích đối với công việc của bạn sắp tới. Hoặc hỗ trợ bạn xử lý những vấn đề trong cuộc sống được tích cực hơn. Cảm ơn bạn đã đọc qua bài viết này. Chúc bạn thành công với những lựa chọn của bản thân nhé!

Nghệ Thuật Thuyết Phục Khách Hàng Là Gì? Các Bước Thực Hiện

Trong cuộc sống cũng như trong công việc đặc biệt là công việc liên quan đến dịch vụ, bán hàng,… ngoài những kỹ năng cần có như giao tiếp, phân tích, đánh giá, nắm bắt tâm lý khách hàng thì nghệ thuật thuyết phục khách hàng là không thể thiếu. Khi bạn muốn ai đó hiểu được và thực hiện những điều mà mình mong muốn, hay đơn giản là thuyết phục người đó làm việc này, làm việc kia thì bạn cần rèn luyện thật tốt các kỹ năng cơ bản đặc biệt là kỹ năng thuyết phục. Vậy nghệ thuật thuyết phục khách hàng là gì? Hãy tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết sau đây.

  1. Khái niệm

Nghệ thuật thuyết phục khách hàng là khả năng khuyên nhủ, dẫn dắt, hướng khách hàng đến việc lựa chọn sử dụng sản phẩm, dịch vụ của công ty bằng cách sử dụng những lời nói, đưa ra những dẫn chứng, ưu điểm của sản phẩm và dịch vụ để thuyết phục họ.

  • Các nguyên tắc thuyết phục khách hàng
    • Nguyên tắc tạo tình cảm ban đầu

Theo quy luật tự nhiên thông thường con người ta thường có thiện cảm với những người yêu quý họ. Đối với khách hàng cũng vậy, tuy bạn và họ là những người có thể gọi là xa lạ, chưa từng gặp nhau bao giờ nhưng nếu bạn cho họ thấy được sự chân thành trong tình cảm của bạn dành cho họ, tư vấn nhiệt tình, chân thật, không dối trá thì họ sẽ xem bạn là một người đáng tin. Từ đó những thông tin, ý kiến mà bạn cung cấp đến khách hàng của mình sẽ được đón nhận và tiếp thu. Vì vậy bạn cần thể hiện cho họ thấy sự yêu quý, quan tâm của mình đến  họ mà không phải vì một lợi ích gì cả. Để chinh phục được tình cảm của người khác thường sẽ có 2 cách. Thứ nhất bạn phải quan sát để xác định được ưu điểm của khách hàng sau đó bạn có thể nhắc đến điều đó và thể hiện sự hâm mộ hay khâm phục của mình. Nhưng chú ý đừng nên khen ngợi quá mức vì điều đó sẽ làm cho khách hàng cảm thấy bạn đang lấy lòng họ. Thứ hai hãy chứng tỏ rằng bạn và khách hàng của mình có những quan điểm chung, sự tương đồng về suy nghĩ cũng như thói quen hay thậm chí là sở thích để tạo cho khách hàng sự đồng cảm, cảm giác tin tưởng.

  • Nguyên tắc của sự cho nhận

Đây là quy luật thường gặp trong cuộc sống, quy luật này muốn nhắc nhở chúng ta trước khi muốn nhận cái gì từ người khác thì bạn cần cho họ những điều tốt đẹp. Chẳng ai cho không ai cái gì bao giờ, trong quan hệ với khách hàng cũng vậy, muốn chinh phục được họ bạn cần cho họ thấy được giá trị mà bạn tạo ra cho khách hàng của mình trước khi bạn muốn nhận được lợi nhuận. Hãy đưa ra những dẫn chứng cụ thể về những lợi ích, những ưu đãi mà các khách hàng trước kia của bạn đã nhận được khi sử dụng sản phẩm và dịch vụ công ty bạn, nếu được hãy cho họ sử dụng thử trước khi đưa ra quyết định.

  • Nguyên tắc hấp dẫn

Theo tự nhiên con người luôn muốn đạt được những cái hiếm có. Bạn nên hấp dẫn khách hàng bằng cách đưa ra các đề nghị về một mức giá ưu đãi với một số lượng có giới hạn để họ cảm thấy mình là người may mắn từ đó thúc đẩy khách hàng quyết định nhanh hơn.

  • Nguyên tắc của đẳng cấp

Khách hàng sẽ cảm thấy tin tưởng bạn hơn nếu bạn cho họ thấy được sự chuyên nghiệp, năng lực, kiến thức của mình. Bất kỳ ai cũng tin tưởng một người có uy tín, tác phong chuyên nghiệp, nhanh nhẹn hơn là những người làm việc qua loa, thiếu trách nhiệm. Tuy nhiên cần áp dụng quy luật này một cách vừa phải, không nên lạm dụng quá vì điều đó sẽ làm khách hàng cảm thấy bạn là một người tự cao, thích khoa trương năng lực bản thân. Hãy cho khách hàng xem những bằng chứng về sự thành công trong công việc, kinh nghiệm xử lý và sự uy tín của bạn cũng như những thành tựu của doanh nghiệp mình.

nghệ thuật thuyết phục khách hàng giúp bạn dễ dàng thành công trong công việc cũng như  cuộc sống. Mỗi người cần trang bị cho mình những kỹ năng thuyết phục người khác đặc biệt khi bạn làm trong lĩnh vực dịch vụ hay kinh doanh đòi hỏi phải thường xuyên tiếp xúc với nhiều khách hàng.

Những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn tiếng Anh hay nhất

Khi phỏng vấn ở các doanh nghiệp nước ngoài thì chắc chắn chúng ta nên tìm hiểu những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn tiếng Anh. Bởi lẽ bạn sẽ lúng túng và có khi quên mất mình cần trình bày những gì. Việc lên sẵn những ý cần nói như sau sẽ làm chúng ta tự tin hơn rất nhiều.

Những câu hỏi phỏng vấn tiếng Anh về giới thiệu bản thân

Tell me about yourself: Bạn có thể làm cuộc phỏng vấn trở nên vui vẻ hơn với màn mở đầu chào hỏi, giới thiệu bản thân nhiệt tình. Đồng thời cung cấp thông tin đầy đủ chính xác để nhà tuyển dụng hiểu hơn về bạn. Những câu đại loại như: My name is… I’m… years old. I’ living in… I have 3 years experience as an… Bên cạnh đó, mọi người nên nói về một số sở thích của mình, ví dụ: I like reading book, watching TV…

What are your strengths/ weaknesses?: Để trả lời cho các câu hỏi này thì bạn phải sưu tầm một loạt các tính từ chỉ điểm mạnh kể cả điểm yếu. Chẳng hạn, phỏng vấn vị trí marketing, thì điểm mạnh sẽ là: Creative (sáng tạo), dynamic (năng động), communicative (giỏi giao tiếp)… Và điểm yếu cũng chẳng khó khăn là mấy khi bạn trình bày. Tránh các câu nói  như: “I‘m the perfect person” hay “I’m a workaholic”. Mà thay vào đó là sử dụng câu: Tôi đã cải thiện…( I have improved…) bởi nhà tuyển dụng muốn biết với những mặt hạn chế này thì bạn đã lên kế hoạch gì để khắc phục.

What kind of qualifications do you have? : Dĩ nhiên cuộc phỏng vấn nào cũng sẽ hỏi ứng viên tốt nghiệp trường gì. Câu trả lời cũng khá dễ dàng, ví dụ: “I graduated from university of economics…” hoặc cụ thể bạn có thể giới thiệu đôi chút về chuyên ngành của mình.

Những câu hỏi phỏng vấn tiếng Anh quan trọng

What relevant experience do you have?: Đây được xem là một trong những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn tiếng Anh quan trọng nhất. Vì điều này nói lên sự phù hợp với công việc đang ứng tuyển và cũng căn cứ vào đây mà chúng ta được trả lương tương xứng. Chắc chắn sẽ có những câu trả lời như: “I have worked as a design team leader for 3 years…”. Giới thiệu đến những dự án mà bạn thực hiện hoặc những kỹ năng như: “I have designed many famous brands…”.

What are your goals for the future?: Mục tiêu tương lai là kế hoạch mà bạn đã xây dựng cho mình với những định hướng nghề nghiệp rõ ràng. Và nhà tuyển dụng muốn biết những gì bạn đang hướng đến có phù hợp với công ty và họ có đáp ứng được nguyện vọng này của bạn hay không. Vậy nên, chúng ta cứ thoải mái trải lòng với những điều mình nghĩ như: I want to stick with the company for a long time/ I want to develop skills/ In the future I want to become a sales manager…

What do you know about our company?: Việc tìm hiểu thông tin công ty để họ biết rằng chúng ta đã chuẩn bị và mong muốn được làm việc. Chẳng hạn: I know the company is very famous in the field of sales/ I know the company is on a campaign to develop new products…

Một số câu hỏi phỏng vấn tiếng Anh cần lưu ý

Do you have any questions?: Câu hỏi này thường sẽ kết thúc sau khi đã trao đổi công việc cụ thể. Bạn không nên nói “không” bởi điều này sẽ làm họ khá thất vọng. Thay vào đó chúng ta nên tương tác để cho thấy sự quan tâm của mình với công việc: What is the chance of getting promoted?/ Do I have  work on the weekend?”…

What are your salary expectations?: Thường thì mức lương sẽ được thỏa thuận theo năng lực và kinh nghiệm nên bạn có thể thẳng thắn nêu lên quan điểm của mình. Không nhất thiết phải nêu con số cụ thể ngay từ đầu mà chúng ta có thể nói như: “I want my salary to fit my qualifications and experience”.

Bên cạnh những câu hỏi thường gặp và quan trọng như trên thì hẳn là sẽ có những câu liên quan khác. Bạn có thể tìm hiểu thêm một số câu như: Why did you leave your job?/ How do you know about the position we are employing?/Why do you want this job?/ Where do you see yourself 5 years from now?…

Trên đây là những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn tiếng Anh. Mọi người hãy cố gắng chuẩn bị các câu trả lời cho thật hoàn chỉnh và tìm kiếm những thuật ngữ liên quan để bổ sung vào lời nói. Đồng thời sử dụng nhiều cấu trúc tiếng Anh khác nhau để tạo sự chuyên nghiệp và gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.

Kỹ Năng Xử Lý Tình Huống Là Gì? Các Kỹ Năng Cần Có Để Xử Lý Tình Huống

Trong cuộc sống xung quanh ta nói chung và trong công việc nói riêng không thể tránh khỏi trường hợp có những sự việc xảy ra một cách bất ngờ, không ai biết trước được. Để có thể xử lý những tình huống khó khăn như vậy một cách dễ dàng là điều ít mấy ai làm được, đòi hỏi bạn phải nhẹ nhàng, tinh tế, giải quyết một cách khéo léo, khôn ngoan sao cho phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể. Vậy kỹ năng xử lý tình huống là gì? Có những kỹ năng xử lý tình huống cần thiết nào mà bạn cần học hỏi, bài viết sau sẽ giúp bạn biết rõ hơn.

  1. Khái niệm

Kỹ năng xử lý tình huống thể hiện qua khả năng xác định, phân tích và đưa ra biện pháp giải quyết vấn đề cụ thể, phù hợp sao cho đạt được kết quả tốt nhất. Đây là kỹ năng quan trọng của mỗi cá nhân, qua đó người đối diện có thể đánh giá được năng lực, sự nhạy bén trong giao tiếp của bạn, là bàn đạp giúp bạn chạm đến thành công nhanh nhất có thể.

  • Các kỹ năng xử lý tình huống
    • Kỹ năng phân tích

Trước khi xử lý một tình huống nào đó bạn cần phân tích thật kỹ lưỡng, xét xem điểm mấu chốt gây ra vấn đề là gì từ đó mới đi đến việc lên kế hoạch và thực hiện xử lý tình huống đó.

2.2 Nói chuyện mềm mỏng, nhẹ nhàng

Khi bạn và đối phương đang rơi vào tình huống căng thẳng, khó xử thì bạn không nên để cảm xúc lấn át lý trí, không nói những câu nặng nề, trách móc mà nên mềm mỏng, sử dụng ngôn từ lịch sự điều đó sẽ làm bầu không khí dịu đi, đối phương cảm thấy nhẹ nhàng, gần gũi và được tôn trọng hơn. Ở những tình huống như trên thì không nên quát tháo, la hét,… những điều này chỉ làm cho vấn đề thêm tồi tệ hơn mà thôi.

  • Kỹ năng dự đoán, nhận định và khắc phục vấn đề

Khi bạn đang ở thế bị động, bạn dễ dàng có thể gặp bất lợi vì thế đòi hỏi bạn phải thật bình tĩnh và sáng suốt, cẩn thận trong lời nói và hành động của mình. Dự đoán những kết quả xấu nhất có thể xảy ra từ đó chuẩn bị những phương án khắc phục, giảm thiệt hại đến mức thấp nhất. Hãy nhường đối phương một bước để sau này tìm cơ hội vươn lên, thay đổi tình thế.

  • Kỹ năng tạo không khí vui vẻ, hài hước trong giao tiếp

Tạo ra không khí nói chuyện vui vẻ, hài hước, khôn khéo trong giao tiếp giúp làm cho người đối diện cảm thấy thoải mái. Việc sử dụng ngôn ngữ dí dỏm cùng với câu trả lời tinh tế, khôn ngoan khiến người nghe vừa cảm nhận được ý muốn của mình vừa gây cảm giác dễ chịu cho họ khi đón nhận thông tin. Ví dụ dùng một câu chuyện cười để nhắc nhở ai đó thay vì nói trực tiếp, sẽ làm cho không khí vui vẻ hơn và họ không cảm thấy bực mình hay khó chịu. Tuy nhiên hãy sử dụng nó đúng nơi và đúng thời điểm để đạt hiệu quả tốt nhất.

  • Kỹ năng dứt khoát, đi thẳng vào vấn đề

Ở một số trường hợp nghiêm túc, bạn không nên tỏ thái độ đùa giỡn, qua loa mà phải thật nghiêm chỉnh, đi thẳng trực tiếp vào vấn đề, thể hiện rõ quan điểm của bản thân một cách dứt khoát. Ở những trường hợp như vậy nếu bạn tỏ thái độ vòng vo, do dự thì đối phương sẽ mất lòng tin với bạn, cảm thấy bạn không chuyên nghiệp thậm chí có sự dối trá, mờ ám mới không dám nói rõ cho họ biết.

  • Kỹ năng từ chối khéo léo những yêu cầu của đối phương

Đối với những tình huống mà người đối diện đưa ra những yêu cầu vô lý hay quá đáng thì bạn cũng phải bình tĩnh, không thể hiện thái độ bức xúc. Điều bạn cần làm lúc này là không cãi lý với họ hay khước từ yêu cầu đó một cách thẳng thừng mà bạn nên từ từ phân tích cho họ thấy sự vô lý trong yêu cầu, những hậu quả phải gánh chịu mà những yêu cầu đó đem lại.

  • Kỹ năng quan sát

Khi bạn đang ở trong tình huống tranh luận hay thuyết trình trước nhiều người thì bạn cần phải chú ý quan sát thái độ, ánh mắt, cử chỉ, hành động của họ để nắm bắt phần nào ý nghĩ của họ sau đó cân nhắc xem mình sẽ nên nói gì và làm gì tiếp theo cho phù hợp.

Có rất nhiều kỹ năng xử lý tình huống mà bạn có thể tham khảo và học hỏi. Có kỹ năng xử lý tình huống tốt sẽ giúp bạn dẫn dắt vấn đề đó đến kết quả mà mình muốn, hạn chế được rủi ro cho bản thân. Chúc bạn sẽ trang bị cho mình thật tốt kỹ năng này nhé!