Đứng ở vai trò là một khách hàng nhận cuộc gọi tư vấn của nhân viên tổng đài. Đôi khi bạn cũng sẽ cảm thấy khó chịu vì phải mất thời gian lắng nghe cuộc gọi với cách giao tiếp không tinh tế. Điều đó cho thấy rằng, kỹ năng giao tiếp qua điện thoại, cũng là một yếu tố quan trọng để tìm kiếm khách hàng thành công, đặc biệt cần thiết với các nhân viên telesale hiện nay.
Để có một cuộc giao tiếp thuận lợi, phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, ví dụ như: Hoàn cảnh, khâu chuẩn bị nội dung… Với các cuộc giao tiếp thông qua điện thoại cũng vậy. Không cần chỉ gọi đúng lúc, trao đổi đúng thông tin là đủ, cách tương tác và tạo cảm giác đáng tin cậy với người nghe cũng rất quan trọng. Là một nhân viên telesale chuyên nghiệp, bạn cần nắm rõ các kỹ năng giao tiếp qua điện thoại. Nếu bạn chưa biết nên bắt đầu từ giai đoạn nào, hãy tham khảo những thông tin dưới đây.
Mô tả về công việc telesale điện thoại
Telesale điện thoại là công việc đặc thù cho những ai làm telesale nói chung. Ở một số công ty nhất định, nhân viên telesale sẽ đảm nhận luôn chức vụ sale phone (tức telesale điện thoại). Tuy nhiên, với một số công ty có quy mô lớn, cần đội ngũ sale phone hỗ trợ. Những người đảm nhận công việc tư vấn, hỗ trợ, chăm sóc khách hàng thông qua điện thoại được gọi là telesale điện thoại.
Công việc chính của họ là lên danh sách cuộc gọi đến các khách hàng tiềm năng mỗi ngày, mỗi tháng. Lập báo cáo chi tiết về kết quả cuộc gọi cho cấp trên, đưa ra số liệu thống kê cụ thể về vấn đề khách hàng gặp phải.
Quan trọng hơn hết, telesale thông qua điện thoại phải trực tiếp trao đổi, trò chuyện, tư vấn khách hàng về các dịch vụ, sản phẩm của công ty. Khéo léo dẫn dắt để khách hàng lựa chọn sản phẩm của công ty sử dụng. Thuyết phục được càng nhiều khách hàng quan tâm và sử dụng dịch vụ/ sản phẩm, nhân viên telesale điện thoại sẽ đáp ứng đủ KPI đề ra, hoàn thành tiến độ theo yêu cầu.
Tìm việc làm telesale ở đâu?
Nếu bạn đang có định hướng trở thành một nhân viên telesale chuyên nghiệp. Thế nhưng, bạn vẫn chưa tìm được môi trường làm việc phù hợp. Thật may mắn, hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn 2 trang web tuyển dụng uy tín giúp bạn tìm được bến đỗ công việc lý tưởng.
Thứ nhất: Careerlink
Vốn biết đến là một trong website tuyển dụng đứng top đầu tại Việt Nam. Careerlink được rất nhiều ứng viên đánh giá về mức độ tra cứu công việc nhanh chóng. Với hàng nghìn lượt cập nhật thông tin tuyển dụng mỗi ngày, không quá khó để ứng viên có thể tìm kiếm được một vị trí phù hợp với năng lực và mong muốn bản thân.
Kèm theo các tiện ích tạo CV trực tuyến, ứng tuyển online nhanh chóng, blog thông tin nhân sự đa dạng. Tất cả chứng tỏ Careerlink, là website hỗ trợ bạn rất lớn trong quá trình tìm kiếm việc làm.
Địa chỉ: 270 Cộng Hòa, Phường 13, Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
Thứ hai: Itviec.com
Itviec được biết đến là một website chuyên về tuyển dụng nhân sự lĩnh vực công nghệ thông tin. Bên cạnh đó, website còn chia ra các mảng tuyển dụng dựa theo cấp bậc, kỹ năng và công ty…Điều đó, góp phần mang đến sự lựa chọn đa dạng hơn cho ứng viên tìm hiểu.
Đến với Itviec, bạn dễ dàng tìm được vị trí telesale tại các công ty công nghệ hàng đầu tại Việt Nam. Khởi tạo CV nhanh chóng, nộp đơn ứng tuyển đơn giản, tỷ lệ phản hồi thông tin và mời phỏng vấn cao. Đó chính là ưu điểm, giúp hầu hết ứng viên cảm thấy hài lòng và đánh giá cao về trang tuyển dụng này.
Mức độ trúng tuyển các công ty lớn sẽ càng cao, nếu như bạn thất sự có năng lực phù hợp. Chính vì vậy, để tạo nên sự tự tin cho bản thân trong các cuộc phỏng vấn sớm tới. Là một telesale tương lai, bạn sẽ phải có rèn luyện được những kỹ năng quan trọng trong công việc này. Điều đầu tiên và cũng không kém phần quan trọng đó chính là chinh phục nhà tuyển dụng bằng kỹ năng giao tiếp qua điện thoại.
Địa chỉ: HP Office Building, Lầu 9, 60 Đường Nguyễn Văn Thủ, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh 700000
Kỹ năng giao tiếp qua điện thoại hiệu quả
Luôn chuẩn bị nội dung trước khi gọi
Khâu chuẩn bị bao giờ cũng là khâu quan trọng để giúp bạn liệt kê được những vấn đề cần thiết sẽ đề cập đến trong cuộc gọi. Bạn nên nhớ, khách hàng có rất ít thời gian để lắng nghe trọn vẹn cuộc gọi. Việc bạn ậm ừ và không biết nói gì sẽ làm khách hàng cảm thấy khó chịu, mất thời gian quý báu của họ. Có thể họ sẽ bực mình, tắt máy ngang và chặn có số điện thoại liên lạc của bạn.
Vì vậy, bạn cần phải chuẩn bị cho mình một kịch bản cuộc gọi hoàn chỉnh. Thời gian không quá dài chỉ từ 30 giây hoặc 1 phút. Những vấn đề quan trọng hàng đầu hãy đưa lên đầu tiên, để thu hút sự quan tâm khách hàng. Phần chi tiết liên quan đến dịch vụ/ sản phẩm có thể nói sau. Hãy đánh mạnh vào lợi ích khách hàng sẽ nhận được, để họ tiếp tục lắng nghe và duy trì cuộc gọi này bạn nhé.
Sẵn sàng ghi lại thông tin bất kỳ lúc nào
Đối với một nhân viên telesale điện thoại, việc trang bị giấy và bút luôn là điều cần thiết. Hai dụng cụ này sẽ hỗ trợ cho bạn ghi chép lại những thông tin quan trọng của khách hàng. Từ đó, có nguồn dữ liệu khách hàng đa dạng và chính xác hơn, để xác định nhu cầu và mong muốn mua sản phẩm của họ.
Các tư liệu này sẽ giúp quá trình chăm sóc khách hàng, các chiến dịch marketing trở nên dễ dàng hơn. Việc ghi chú lại một cách cẩn thận, sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian rà soát thông tin dễ dàng. Điều này sẽ giúp bạn điều chỉnh cuộc nói chuyện một trở nên hợp lý hơn và thu được kết quả như mong muốn.
Chú ý đến khung giờ gọi điện thoại
Bạn nên nhớ rằng, thời gian luôn là điều vô cùng quý giá đối với khách hàng. Hơn hết không phải lúc nào họ cũng rảnh rỗi để lắng nghe bạn nói 1 đến 2 phút. Chính vì vậy, trước khi bắt đầu cuộc gọi hãy xác định khoảng thời gian thích hợp nhất, mà bạn chắc rằng khách hàng có thể nhấc máy và lắng nghe cuộc gọi.
Bạn nên tránh gọi vào những thời điểm ngoài giờ làm việc, ví dụ như sáng sớm, giữa trưa, hay trước giờ đi ngủ. Bởi vì đây là khoảng thời gian mọi người nghỉ ngơi, giải trí… Họ sẽ không muốn tiếp nhận thêm bất kỳ thông tin nào, đặc biệt cuộc gọi bán hàng. Hãy tinh tế để lựa chọn các khung giờ thích hợp nhất để gọi điện. Trong trường hợp khách hàng đề nghị liên hệ vào khung giờ khác, bạn nên khéo léo hỏi xem khi nào mới là thích hợp nhất, tránh tình trạng làm phiền gặp lại.
Giữ thái độ tích cực và xưng hô danh tính rõ ràng
Thái độ tích cực, niềm nở luôn là yêu cầu bắt buộc trong bất kỳ cuộc gọi nào. Mặc dù không thể quan sát trực tiếp thái độ giao tiếp của bạn, tuy nhiên khách hàng vẫn cảm nhận được thái độ của bạn như thế nào. Và chắc chắn rằng, không một ai cảm thấy vui vẻ khi nhận một cuộc gọi với thái độ cau có của nhân viên gọi điện.
Bạn cũng không thể quên, nguyên tắc đầu tiên là phải xưng hô danh tính rõ ràng khi bắt đầu cuộc gọi. Người nghe sẽ cảm thấy tin tưởng hơn nếu biết rõ tên, đơn vị hoặc công ty bạn làm việc. Bạn cũng nên nhắc lại thông tin người nhận để xác định chắc rằng mình đã gọi đúng.
Một số lưu ý nên tránh khi gọi điện thoại
Có thể bạn không sở hữu chất giọng hay nhưng hãy nói thật rõ ràng để người nghe tiếp nhận thông tin chính xác hơn bạn nhé! Tuyệt đối không nói quá nhanh, nói lấn lướt quyền nói của người nghe, đó là thái độ thiếu tôn trọng khách hàng. Bạn cũng không nên để khách hàng độc thoại một mình, càng không làm việc riêng trong lúc nói chuyện khách hàng. Tâm trạng xao nhãng, giao tiếp không tập trung chứng tỏ cách làm việc không chuyên nghiệp, dễ bị khách hàng đánh giá.
Kết thúc cuộc gọi, bạn nên tóm tắt lại thông tin cuộc trò chuyện với khách hàng để họ nắm rõ lại thông tin lần nữa, tránh thiếu sót. Cuối cùng đừng quên gửi lời cảm ơn chân thành vì họ đã dành thời gian cho bạn.
Trên đây là tất cả những kỹ năng giao tiếp qua điện thoại mà chúng tôi đã đúc kết lại. Mong rằng, nó sẽ hữu ích đối với công việc của bạn sắp tới. Hoặc hỗ trợ bạn xử lý những vấn đề trong cuộc sống được tích cực hơn. Cảm ơn bạn đã đọc qua bài viết này. Chúc bạn thành công với những lựa chọn của bản thân nhé!